Với xu hướng phát triển của xã hội hiện nay; hoạt động trau dồi kỹ năng mềm đang dần được chú trọng hơn trước. Vì vậy, việc giáo dục đào tạo kỹ năng mềm đang rất được quan tâm để phát triển, mở rộng; nhất là tập trung đào tạo về kỹ năng giao tiếp. Không chỉ riêng các tổ chức giáo dục như trường học, nhà trẻ, trường mầm non; pháp luật hiện nay còn cấp phép kinh doanh hoạt động này cho các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và đáp ứng đủ điều kiện hoạt động. Bên cạnh nhu cầu tìm kiếm các dịch vụ Luật sư tư vấn hợp đồng, Luật sư tư vấn doanh nghiệp, Luật sư tư vấn thường xuyên;…thì nhu cầu hỗ trợ pháp lý để xin cấp phép thành lập trung tâm đào tạo MC cũng đang được quan tâm.

Xin cấp phép thành lập trung tâm đào tạo MC

Để Quý độc giả có cái nhìn phổ quát nhất về điều kiện; trình tự thủ tục xin cấp phép thành lập trung tâm đào tạo MC, Công ty Luật TNHH Hiệp Thành xin chia sẻ một số thông tin sau đây:

* Quy định về Đăng ký ngành nghề kinh doanh và Vốn

Hiện tại, pháp luật không quy định điều kiện về vốn đối với công ty thực hiện kinh doanh ngành, nghề này. Các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 (như đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước sử dụng tài sản công để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; người chưa thành niên; người bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;…).

Tuy nhiên để công ty được kinh doanh hoạt động đào tạo MC, khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty phải thực hiện đăng ký mã ngành, nghề:

8559 – Giáo dục khác chưa được phân vào đâu

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống (Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban Hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa)

* Quy định pháp luật về Điều kiện của cơ sở vật chất

Để được cấp phép hoạt động đào tạo MC; công ty cần đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất được quy định như sau:
– Trường học cần có phòng học, phòng chức năng có đủ điều kiện về ánh sáng; đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
– Cần đảm bảo thiết bị dạy học an toàn, phù hợp với nội dung dạy học; hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

* Quy định về Điều kiện giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên

Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên cần có đủ điều kiện về sức khỏe; có phẩm chất đạo đức tốt, không trong thời gian kỷ luật từ cảnh cáo trở lên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Yêu cầu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

* Quy định pháp luật về Điều kiện giáo trình, tài liệu

Quy định pháp luật về Điều kiện giáo trình, tài liệu

Đối với giáo trình, tài liệu công ty sử dụng trong quá trình giảng dạy; cần đảm bảo công ty có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt.
Trường hợp công ty tự xây dựng bộ giáo trình, tài liệu giảng dạy hoặc tự lựa chọn thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, đối với các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì thẩm quyền cấp phép thuộc về Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chấp thuận. Tuy nhiên cần đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và không trái các quy định của pháp luật.

* Thành phần hồ sơ xin cấp phép kinh doanh hoạt động đào tạo MC

Để tiến hành thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoạt động đào tạo MC; công ty chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm:

(1) Giấy đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Trong tờ trình cần phải có và nêu rõ các mục sau:

+ Mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng;

+ Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác;

+ Cam kết công ty bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường; thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động đào tạo MC.

(2) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công chứng, chứng thực.

(3) Kế hoạch hoạt động.

(4) Bộ giáo trình, tài liệu giảng dạy.(5) Các tài liệu như danh sách, lý lịch trích ngang;… kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, huấn luyện viên, báo cáo viên, giáo viên (cần ghi rõ họ tên, chức vụ, nghề nghiệp, trình độ học vấn, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực trong hoạt động kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia thực hiện; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Đối với những trường hợp là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thẩm quyền cấp phép hoạt động thuộc về Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thời hạn giải quyết, trình tự, thủ tục

Thời hạn giải quyết, trình tự, thủ tục

Công ty gửi một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép, ở đây là Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thời hạn giải quyết là trong 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này bao gồm cả thời gian thẩm định hồ sơ và kiểm tra các điều kiện hoạt động theo quy định. Sau thời gian này, nếu công ty đáp ứng đủ các quy định về điều kiện của luật; Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ cấp Giấy phép hoạt động cho công ty. Ngược lại, trường hợp do thiếu hồ sơ hoặc không đáp ứng đủ điều kiện; Sở Giáo dục và Đào tạo phải trả lời bằng văn bản; trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

Trên đây là bài biết “Xin cấp phép thành lập trung tâm đào tạo MC”. Ngoài việc cung cấp các thông tin hữu ích, liên tục cập nhật cho Quý độc giả; Luật Hiệp Thành còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý đặt uy tín lên hàng đầu cho doanh nghiệp; đi đôi với chất lượng tốt nhất theo phương châm:

       “Lan tỏa uy tín – Hội tụ niềm tin”

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của chúng tôi được bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau:

  • Thành lập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Đại diện khách hàng làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp;
  • Tư vấn quản trị nội bộ, thường xuyên cho doanh nghiệp;
  • Hỗ trợ soạn thảo, thực hiện hợp đồng, giao dịch đúng quy định của pháp luật;
  • Cử Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Doanh nghiệp để đàm phán; thương lượng hoặc giải quyết tranh chấp tại cơ quan trọng tài thương mại, toà án có thẩm quyền;
  • Tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề về lĩnh vực pháp luật lao động, tiền lương, bảo hiểm;
  • Tư vấn về việc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
  • Tư vấn, đại diện, cử Luật sư để đại diện hoặc bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp cho Doanh nghiệp trong quá trình phá sản tại Toà án nhân dân có thẩm quyền;
    Các nội dung khác theo yêu cầu của Doanh nghiệp và trong phạm vi quy định của pháp luật;
  • Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu.

Trân trọng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *