Thời gian gần đây, nhiều cá nhân lợi dụng hoạt động từ thiện để vụ lợi; ăn chặn tiền từ thiện nhưng chưa chịu chế tài phù hợp. Để xảy ra hiện trạng đó; một phần là do những đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để thực hiện. Một phần khác, quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động từ thiện của cá nhân còn tồn tại nhiều hạn chế. Để khắc phục hạn chế đó, Nghị định 93/2021/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành vào ngày 27 tháng 10 năm 2021. Vậy, Nghị định trên đã có điểm gì tiến bộ, khắc phục hạn chế của việc làm từ thiện? Mời bạn đọc cùng Luật Hiệp Thành của chúng tôi cùng tìm hiểu vấn đề tin tức pháp luật này.
Khái quát vụ việc tin tức pháp luật
Bắt đầu từ tháng 6/2021, sau sự việc nghệ sĩ HL chậm giải ngân 14 tỷ đồng tiền quyên góp từ thiện cho đồng bào miền Trung gặp lũ lụt nửa năm trước đã làm dấy lên câu hỏi về tính minh bạch của những người làm hoạt động từ thiện; đặc biệt là hoạt động từ thiện của những người nổi tiếng, có uy tín; nhận được lòng tin yêu của nhiều người đó là nghệ sĩ. Tiếp nối sự kiện đó, cộng đồng mạng đã đặt ra nghi vấn trong cách làm từ thiện của nhiều người nổi tiếng; và yêu cầu những cá nhân này cần minh bạch trong công tác từ thiện bằng cách sao kê; giải trình số tiền các cá nhân đó đã kêu gọi ủng hộ.
Việc sao kê, minh bạch việc thiện nguyện là hoạt động cần thiết để giúp các cá nhân tạo niềm tin cho xã hội; giữ hình ảnh, sự uy tín của họ. Nhưng những ngày qua, đã có những nghệ sĩ chần chừ vì lý do “không muốn làm khó ngân hàng”; do dịch bệnh Covid-19,…
Việc thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động từ thiện của những người nổi tiếng trong việc làm từ thiện vừa qua có nhiều lý do khác nhau. Nó có thể bắt nguồn từ sự thiếu chuyên nghiệp trong việc kêu gọi từ thiện; huy động, sử dụng nguồn lực đã kêu gọi quyên góp được; thiếu cơ chế quản lý hoạt động của các cá nhân trong việc quản lý nguồn lực đã kêu gọi quyên góp được;… Dù bất kỳ nguyên nhân nào, việc thiếu minh bạch; thiếu rõ ràng trong việc làm từ thiện gây ảnh hưởng lớn đến chính cá nhân đã kêu gọi từ thiện. Không chỉ vậy, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới truyền thống, văn hóa “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
Quy định pháp luật về “từ thiện”
Tại thời điểm đó, Nghị định 64/2008/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Thông tư số 72/2008/TT–BTC chỉ điều chỉnh đối với hoạt động của các cơ quan; tổ chức nhưng không điều chỉnh đối với hoạt động cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp, từ thiện.
Tuy nhiên, việc kêu gọi từ thiện của cá nhân có là một giao dịch dân sự (hợp đồng ủy quyền) theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015. Theo đó, với lòng tin, tín nhiệm, nhà hảo tâm, mạnh thường quân ủy quyền cho các cá nhân chuyển một số tiền; vật chất của họ đến những người khó khăn. Trường hợp bên nhận uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ thực hiện phân phối vật chất; tiền như đã cam kết thì tùy mức độ vi phạm; các cá nhân đó sẽ phải chịu chế tài dân sự; hành chính hay hình sự.
Trong trường hợp cá nhân kêu gọi từ thiện nhưng lại nảy ý định chiếm đoạt; không sử dụng một phần hay toàn bộ số tiền; tài sản đã kêu gọi quyên góp được vào mục đích cá nhân hay mục đích khác thì người đứng ra nhận đóng góp; phân phối số tiền này có thể bị truy cứu về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 175 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 và khung hình phạt đối với người phạm tội này có thể lên đến 20 năm tù. Quy định này cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng; và hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
Sự điều chỉnh của pháp luật
Để hoàn thiện, tăng cường giám sát chặt chẽ và có cơ sở pháp lý xử lý sai phạm của các cá nhân trong hoạt động từ thiện, ngày 27 tháng 10 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP quy định về hoạt động vận động; tiếp nhận phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện. Nghị định đã mở rộng đối tượng điều chỉnh; bao gồm cả các cá nhân thực hiện hoạt động vận động; tiếp nhận phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Nghị định 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã có những quy định mới về cá nhân vận động từ thiện, nổi bật đó là:
Bên cạnh đó, các cá nhân thực hiện hoạt động kêu gọi từ thiện có trách nhiệm thông báo đến Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ. Ngoài ra, khi cần thiết, các cá nhân liên hệ với Ủy ban nhân dân để được hướng dẫn; phối hợp để sử dụng, thực hiện việc phân phối theo đúng cam kết.
Như vậy, theo quy định tại Điều 17 Nghị định 93/2021/NĐ-CP; khi thực hiện hoạt động từ thiện; pháp luật đã có những quy định chặt chẽ về việc làm từ thiện. Những quy định này đã siết chặt vấn đề làm từ thiện của cá nhân; nhằm đảm bảo việc làm từ thiện của các cá nhân được minh bạch; đảm bảo nguồn tiền, tài sản vận động được đến đúng đối tượng cần hỗ trợ, giúp đỡ.
Nghị định số 93/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11-12-2021 sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các hoạt động từ thiện được công khai; minh bạch, rõ ràng; tạo niềm tin đối với người dân cũng như phát huy tốt truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
Vì sao nên chọn Luật Hiệp Thành?
Ngoài việc cung cấp các thông tin hữu ích, liên tục cập nhật cho Quý độc giả; Luật Hiệp Thành còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý đặt uy tín lên hàng đầu; đi đôi với chất lượng tốt nhất theo phương châm:
“Lan tỏa uy tín – Hội tụ niềm tin”
Không chỉ có kiến thức chuyên môn mà đội ngũ nhân sự của Luật Hiệp Thành còn giữ gìn đạo đức nghề luật sư; sự chăm chỉ và cố gắng cùng bản lĩnh lăn xả để cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho Khách hàng. Tự tin về năng lực và uy tín của đội ngũ nhân sự; chúng tôi là sự lựa chọn tốt nhất cho Quý Khách hàng trong thời gian tới.
Lời kết
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành luôn tự hào là đơn vị tư vấn pháp luật uy tín; và đa dạng trong các lĩnh vực. Dưới đây là một số dịch vụ mà chúng tôi cung cấp tới Quý khách hàng:
– Tư vấn đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế;
– Tư vấn hợp đồng;
– Luật sư lao động;
– Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp;
– Tư vấn sở hữu trí tuệ;
– Tư vấn về thuế, bảo hiểm, xuất nhập khẩu;
– Giải quyết các tranh chấp kinh doanh – thương mại;
– Giải quyết các tranh chấp lao động;
– Giải quyết các tranh chấp dân sự;
– Giải quyết các vụ án hình sự;
– Giải quyết tranh chấp hành chính.
Trên đây là bài viết Tin tức pháp luật: “Từ thiện và sự điều chỉnh của pháp luật”; và những quy định mới của pháp luật về việc cá nhân làm từ thiện. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho Quý độc giả.
Trân trọng!