Luật Hiệp Thành xin kính chào Quý Khách hàng, dưới đây là Phần tin tức về Quản trị nội bộ doanh nghiệp mới nhất chúng tôi đã cập nhật. Quý khách hàng có bất kỳ yêu cầu pháp lý về Quản trị nội bộ doanh nghiệp, hãy liên hệ với Luật Hiệp Thành để được tư vấn và giải đáp kịp thời.
Khái niệm quản trị nội bộ doanh nghiệp
Quản trị nội bộ doanh nghiệp là một cách gọi khác của quản lý nội bộ doanh nghiệp. Quản trị nội bộ doanh nghiệp là cách thức cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp; nhằm phân chia quyền lực trong doanh nghiệp để đảm bảo quyền; và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp; trong đó bao gồm cả chính sách, cơ chế về lương thưởng, tài chính cho người lao động. Để có thể quản lý nội bộ doanh nghiệp hiệu quả; thì yêu cầu trước tiên cần có đó là Luật sư nội bộ và Bộ phận Tư vấn pháp luật quản trị nội bộ.
Về mặt pháp lý, quản lý nội bộ doanh nghiệp là một hệ thống bao gồm các quy định; chính sách được xây dựng trên cơ sở các quy định pháp luật có vai trò định hướng; vận hành doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và phát triển bền vững.
Do đó, mỗi doanh nghiệp ngay từ khi hình thành đều cần tìm kiếm và xây dựng cho mình hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp vững chắc; đây là nền tảng giúp cho việc quản lý doanh nghiệp được hiệu quả; giúp ngăn ngừa rủi ro, nâng cao khả năng ứng phó và giúp phục hồi doanh nghiệp nhanh chóng.
Tin tức mới nhất về Quản trị nội bộ doanh nghiệp
ESG là xu hướng đầu tư được nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam hướng tới và thực hiện.
“E” là Môi trường (Environmental)
Vai trò của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường là rất quan trọng; được coi là giải pháp then chốt để giải quyết những áp lực về môi trường hiện nay. Bảo vệ môi trường cũng là một yếu tố thuộc về trách nhiệm xã hội trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện tiêu chí về môi trường thông qua các hoạt động như: giảm lượng khí thải; xử lý chất thải và rác thải công nghiệp; ứng dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường; tiết kiệm năng lượng;…
Bảo vệ môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp góp phần vào tăng trưởng xanh; và phát triển bền vững ở Việt Nam, điều này không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn là điểm cộng cho sự phát triển chung của mỗi quốc gia và thế giới.
“S” là Xã hội (Social)
Yếu tố S được đề cập đến như một yêu cầu về trách nhiệm xã hội trong sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố cơ bản trong thực tiễn quản trị tại nhiều quốc gia trên thế giới; ở Việt Nam thì “S” là một yếu tố khá mới mẻ nhưng đã; và đang được quan tâm, thực hành ngày càng nhiều.
Hiểu đơn giản thì yếu tố xã hội được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn; sức khỏe của người tiêu dùng; và người lao động trong đó doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng đến với khách hàng đồng thời đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động,…
Việc thực hiện “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” được nghiên cứu; và đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp; do đó yếu tố này ngày càng được nhiều nước trên thế giới đón nhận, triển khai trong thực tiễn.
“G” là Quản trị (Governance)
Về mặt pháp lý thì quản trị doanh nghiệp chính là những quy định; chính sách mà thông qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Không chỉ là yếu tố giúp vận hành một doanh nghiệp; “Quản trị” trong nhóm 03 tiêu chí trên được đặt ra nhằm xây dựng môi trường doanh nghiệp bao gồm các yếu tố cần thiết để thúc đẩy đầu tư dài hạn; sự ổn định tài chính và đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Quản trị chính là yếu tố về con người trong hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói quản trị doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự tồn tại; và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng con người có vai trò quyết định tới 90% sự thành công của công ty, 10% còn lại thuộc về chiến lược.
Vinamilk phát triển bền vững nhờ Quản trị doanh nghiệp
Môi trường, Xã hội và Quản trị là 03 tiêu chí mà Doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam (Vinamilk) hiện nay đã; và đang chú trọng xây dựng và thực hiện; với nhiều kết quả tích cực góp phần vào mục tiêu phát triển dài hạn.
Dựa trên kết quả mà Vinamilk đạt được thì điểm ESG của Vinamilk cao hơn 58% so với trung bình ngành; trong đó điểm Môi trường là 88%, điểm Xã hội 89% và điểm Quản trị là 93%, đây là một con số cực kỳ thuyết phục.
Doanh nghiệp sữa tỷ đô (Vinamilk) đã thực hành tiêu chí ESG như thế nào?
Thứ nhất, ứng dụng kinh tế tuần hoàn và tăng cường năng lượng xanh
Với đặc trưng là doanh nghiệp sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; kinh tế tuần hoàn đã được ứng dụng trong tất cả các công đoạn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này. Điển hình là hệ thống Biogas được xây dựng tại các trang trại bò sữa; quy trình này giúp biến chất thải từ nhà máy; công ty thành các tài nguyên và nhiên liệu như phân bón, nước, khí đốt,… từ đó góp phần giảm thiểu đáng kể lượng khí thải và chất thải; giảm ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, Vinamilk cũng đang đẩy mạnh sử dụng năng lượng xanh như Biomass; CNG, năng lượng mặt trời,… và năng lượng xanh chiếm tới 89,17% năng lượng tiêu thụ tại doanh nghiệp sữa Vinamilk.
Đặc biệt phải kể đến sự ra đời của Trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên của Việt Nam từ năm 2016 với nhiều cải tiến nổi trội về công nghệ; và kỹ thuật giúp bảo vệ tài nguyên đất và môi trường một cách hiệu quả. Mới đây trong năm 2021, Vinamilk tiếp tục cho ra đời hệ thống trang trại sinh thái Green Farm mang lại nhiều ưu việt trong chăn nuôi và vận hành.
Thứ hai, hoạt động cộng đồng cũng được Vinamilk chú trọng trong đại dịch
Để thực hiện và đáp ứng yêu cầu về khía cạnh xã hội; Vinamilk đã đồng hành cùng cả nước trong cuộc chiến chống dịch ngay từ những ngày đầu tiên.
Cùng với đó, Vinamilk còn xây dựng nhiều chương trình dinh dưỡng cho trẻ em với quy mô lớn; và dài hạn như Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam hay chương trình Sữa học đường. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng các hoạt động này luôn được đẩy mạnh để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em theo nội dung đã cam kết.
Thứ ba, yếu tố quản trị và mục tiêu tiến gần đến các chuẩn mực quốc tế
Nền tảng vững chắc về quản trị là cốt lõi để doanh nghiệp có thể vận hành; và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Vinamilk đã xây dựng 03 tuyến phòng vệ trong quản trị công ty nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp; khách quan và độc lập trong việc đánh giá quy trình quản trị. Với mô hình này thì việc giám sát của Uỷ ban Kiểm toán được thực hiện trước; trong và sau khi Ban điều hành và Hội đồng Quản trị ra quyết định quản lý trọng yếu.
Với những nỗ lực đó, Vinamilk đã đạt được 93% điểm Quản trị trong tổng điểm đánh giá Phát triển Bền vững (VNSI) cùng nhiều giải thưởng; và danh hiệu trong nước và khu vực trong nhiều năm liên tiếp.
Không chỉ vậy, việc xây dựng và phát triển quản trị công ty tiên tiến đã giúp Vinamilk vươn lên vị trí thứ 36/50 công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới (Theo công bố của công ty phân tích tài chính đa ngành Plimsoll (Anh) hồi tháng 3/2021).
Vào cuối năm 2020, Vinamilk là công ty đầu tiên; và duy nhất của Việt Nam được vinh danh là “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN” theo thẻ điểm Quản trị công ty ASEAN (ACGS) thuộc Sáng kiến Quản trị Công ty ASEAN (ASEAN Corporate Governance) của Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF).
Vinamilk còn xuất sắc đạt được 03 Giải Nhất gồm: Giải thưởng Doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa lớn); Giải thưởng Báo cáo thường niên tốt nhất và Giải thưởng Báo cáo phát triển bền vững tốt nhất. Trong năm 2021, Vinamilk vinh dự đạt vị trí thứ 10 trong Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất 2021 được công bố hồi tháng 6/2021 của Forbes Việt Nam. Hiện nay, Vinamilk vẫn đang tiếp tục thực hành nhiều hạng mục vì mục tiêu phát triển bền vững.
Có thể thấy rằng Quản trị nội bộ là nhân tố quan trọng có vai trò quyết định sự tồn tại; và phát triển của doanh nghiệp; hơn hết là trong thời kỳ kinh tế thị trường bị tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19 như hiện nay.
Luật Hiệp Thành là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu về dịch vụ pháp lý doanh nghiệp; chúng tôi cung cấp các Dịch vụ pháp lý về quản trị nội bộ doanh nghiệp bao gồm:
- Tư vấn quy chế tổ chức quản lý và quan hệ điều hành của doanh nghiệp;
- Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp với doanh nghiệp;
- Tư vấn, xây dựng và soạn thảo Điều lệ công ty;
- Tư vấn, xây dựng và soạn thảo Quy chế quản lý nội bộ của công ty;
- Tư vấn, xây dựng và soạn thảo quy chế quản lý nhân sự, chính sách tiền lương, tiền thưởng;
- Nhận diện rủi ro pháp lý trong tổ chức quản lý doanh nghiệp; và đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong quản lý doanh nghiệp cho khách hàng;
- Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quản trị doanh nghiệp;
Bên cạnh dịch vụ pháp lý về quản trị nội bộ doanh nghiệp; Luật Hiệp Thành còn cung cấp các loại dịch vụ pháp lý đa dạng khác đó là:
- Tư vấn đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế;
- Tư vấn hợp đồng;
- Luật sư lao động;
- Tư vấn sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn về thuế, bảo hiểm, xuất nhập khẩu;
- Giải quyết tranh chấp thương mại;
- Giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại;
- Giải quyết tranh chấp lao động;
- Giải quyết tranh chấp dân sự;
- Giải quyết các vụ án hình sự;
- Giải quyết tranh chấp hành chính.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Luật Hiệp Thành về Quản trị nội bộ doanh nghiệp thông qua bài toán quản trị thời Covid-19 của Vinamilk. Quý khách hàng cần tư vấn về Quản trị nội bộ doanh nghiệp hay các dịch vụ pháp lý khác; hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn 24/7 của Luật Hiệp Thành; chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp các yêu cầu pháp lý của Quý khách hàng với dịch vụ uy tín; và chi phí phù hợp nhất với điều kiện của Quý khách hàng.
Trân trọng!