Hợp đồng là loại giao dịch phổ biến nhất trong đời sống kinh tế – xã hội. Chế định về hợp đồng là một trong các chế định quan trọng nhất; và các quy định liên quan đến hiệu lực của hợp đồng luôn được các nhà làm luật lưu tâm đến. Các quy định này nhằm bảo đảm tính pháp lý của hợp đồng; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Các luật sư tư vấn hợp đồng của Luật Hiệp Thành sẽ giới thiệu tới quý khách hàng các trường hợp vô hiệu của hợp đồng; để quý khách có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo quy định của Pháp luật Việt Nam

Dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng của Luật Hiệp Thành

Luật Hiệp Thành hân hạnh giới thiệu các dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng như sau:

Tư vấn soạn thảo hợp đồng;

– Tư vấn rà soát hợp đồng;

– Tư vấn trong đàm phán, thương lượng hợp đồng với các bên;

– Tư vấn tuân thủ hợp đồng;

– Tư vấn phòng ngừa rủi ro, xử lý vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng;

– Tư vấn trong giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các bên trong hợp đồng.

Các loại hợp đồng mà chúng tôi thường xuyên soạn thảo

– Tư vấn, soạn thảo hợp đồng thương mại hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế; hợp đồng gia công hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại; hợp đồng hợp tác thương mại, hợp đồng đại lý;

– Tư vấn, soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa cá nhân với pháp nhân; pháp nhân với pháp nhân, hợp đồng hợp tác kinh doanh có yếu tố nước ngoài;

– Tư vấn, soạn thảo hợp đồng đầu tư kinh doanh bất động sản: chuyển nhượng; thuê, cho thuê, môi giới, quản lý, hợp tác kinh doanh liên quan đến bất động sản;

– Tư vấn, soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực vận tải: hợp đồng giao nhận; hợp đồng cho thuê kho bãi, hợp đồng logistic, hợp đồng thuê xe ô tô…;

– Tư vấn, soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: hợp đồng quảng cáo dịch vụ; hợp đồng quảng cáo truyền thông; hợp đồng dịch vụ tư vấn…

– Tư vấn, soạn thảo hợp đồng lao động: hợp đồng lao động; thỏa thuận bảo mật trong doanh nghiệp…

– Tư vấn, soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực giao dịch dân sự: hợp đồng mượn; vay tài sản, hợp đồng cho thuê nhà, trọ…

Ngoài ra còn rất nhiều hợp đồng khác mà Luật Hiệp Thành hỗ trợ tư vấn, soạn thảo cho khách hàng.

Khái niệm hợp đồng vô hiệu

Khái niệm hợp đồng vô hiệu

Theo Điều 385 BLDS (Bộ luật Dân sự) 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập; thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Vì thế nếu hợp đồng được thiết lập mà thiếu đi tính tự nguyện của các bên thì hợp đồng đó đương nhiên bị coi là vô hiệu; và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.

Theo nghĩa thông thường, “vô hiệu” được hiểu là “không có hiệu lực”. Do vậy, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không có hiệu lực. Nếu tiếp cận theo góc độ bản chất thì hợp đồng là những giao dịch pháp lý qua đó thể hiện ý chí của các bên với mục đích là xác lập; thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Những trường hợp không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý; không có hiệu lực nên sẽ bị coi là hợp đồng vô hiệu.

Trong pháp luật dân sự Việt Nam không có định nghĩa trực tiếp về hợp đồng vô hiệu nhưng được thể hiện qua một số điều luật. Tuy nhiên, ta có thể định nghĩa như sau: “Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không được pháp luật thừa nhận, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đã cam kết trong hợp đồng kể từ thời điểm xác lập hợp đồng”.

Hợp đồng vô hiệu khi nào?

Theo Điều 117 và 122 BLDS 2015, hợp đồng bị coi là vô hiệu khi có sự vi phạm ít nhất một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của BLDS, cụ thể như sau:

Hợp đồng vi phạm điều kiện về chủ thể

Chủ thể không có năng lực pháp luật, năng lực hành vi phù hợp với hợp đồng được xác lập. Để đảm bảo sự thống nhất và bày tỏ ý chí của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng; các chủ thể phải có khả năng nhận thức được hành vi của mình để có thể tự mình xác lập; thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Do đó, một trong những yếu tố mà pháp luật dân sự các nước sử dụng để xác định hợp đồng vô hiệu do chủ thể tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập.

Hợp đồng vi phạm sự tự do ý chí của các chủ thể

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng không có sự tự nguyện. Như đã phân tích ở trên, bản chất của hợp đồng là sự tự nguyện giao kết giữa các bên; đây chính là nguyên tắc cơ bản của hợp đồng. Ý chí của các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn là sự tự nguyện; không có ép buộc, không phụ thuộc vào các yếu tố khác. Nếu có yếu tố nào ảnh hưởng tới chủ thể giao kết hợp đồng; làm chủ thể đó không thể hiện đúng ý chí của mình như bị đe dọa; lừa dối, ép buộc… thì khi đó hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu.

Hợp đồng có nội dung và mục đích vi phạm các điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Rất nhiều trường hợp các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng vì lợi ích riêng của bản thân mà bỏ qua lợi ích của xã hội; lợi ích của người khác. Trong thực tế, khi tham gia quan hệ hợp đồng, các bên không thể ngang bằng nhau trong mọi lĩnh vực; có bên mạnh hơn và yếu hơn về kinh tế; vì vậy có sự bất bình đẳng giữa các bên, bên yếu thế hơn sẽ phụ thuộc bên mạnh hơn. Do đó, cần có sự can thiệp của Luật để không làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng. Các hợp đồng trái pháp luật, trái đạo đức xã hội đều sẽ bị vô hiệu.

Hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật về hình thức

Các bên có thể tự do lựa chọn hình thức biểu hiện của hợp đồng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, luật quy định trong một số trường hợp thì hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định; và đó là yêu cầu bắt buộc để có hiệu lực, nếu không sẽ bị coi là vô hiệu.

Phân loại các trường hợp vô hiệu của hợp đồng

Phân loại các trường hợp vô hiệu của hợp đồng

Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối

Đây là những hợp đồng bị xem là đương nhiên vô hiệu do việc xác lập hợp đồng là trái pháp luật; xâm phạm tới lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích cộng đồng. Khi hợp đồng bị vô hiệu tuyệt đối; bất cứ ai cũng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu. Hợp đồng sau là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối: Hợp đồng vô hiệu do giả tạo, hợp đồng có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Hợp đồng vô hiệu tương đối

Đây là những hợp đồng được xác lập, nhưng có thể bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu theo yêu cầu của một trong các chủ thể trong hợp đồng; hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đối với hợp đồng vô hiệu tương đối không đương nhiên bị xem là vô hiệu; vì nó chỉ xâm hại trực tiếp tới quyền lợi hợp pháp của từng bên trong hợp đồng.

Hợp đồng vô hiệu từng phần

Đây là những hợp đồng được xác lập mà có phần nội dung của hợp đồng không có giá trị pháp lý; nhưng phần đó không ảnh hưởng đến toàn bộ hợp đồng về tính hiệu lực hợp đồng. Các phần còn lại vẫn có giá trị thi hành, chỉ có phần vô hiệu là không được áp dụng.

Hợp đồng vô hiệu toàn bộ

Đây là những hợp đồng có toàn bộ nội dung vô hiệu; hoặc tuy chỉ có một phần nội dung vô hiệu; nhưng phần đó lại ảnh hưởng tới hiệu lực của toàn bộ hợp đồng. Căn cứ làm phát sinh hợp đồng vô hiệu: sự vi phạm hợp đồng; hợp đồng giả tạo, năng lực giao kết,… Tuy nhiên, các điều khoản quy định trong hợp đồng nếu có vai trò độc lập; thì sẽ vẫn có hiệu lực nếu không lệ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến các trường hợp vô hiệu của hợp đồng pháp luật Việt Nam. Nếu quý khách có nhu cầu tìm luật sư tư vấn thường xuyên, luật sư tư vấn hợp đồng; Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật TNHH Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY LUẬT TNHH HIỆP THÀNH
Địa chỉ: Tầng 6, Số 16/204 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0933.131.886
Email: info@hiepthanhlawfirm.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *