Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải dựa vào luật pháp và các quy định để tạo cơ sở nguồn lực vững chắc trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nghĩa vụ pháp lý đối với tất cả các nguồn lực cốt lõi như nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng, máy móc; thiết bị, nhà xưởng, công nghệ, sản phẩm trí tuệ, bí quyết kinh doanh… Để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn lực của doanh nghiệp; doanh nghiệp phải dựa vào các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật này; nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình hoạt động thương mại. Chính vì vậy, dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý doanh nghiệp của Luật Hiệp Thành đã được ra đời.
Tại sao cần luật sư tư vấn pháp lý cho Doanh nghiệp?
Luật sư giúp doanh nghiệp mọi thủ tục pháp lý.
Mục đích chính của việc tư vấn luật doanh nghiệp là hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp và các thủ tục liên quan đến cơ quan nhà nước và khách hàng cho doanh nghiệp. Đó là:
Nội bộ: Luật sư soạn thảo nội quy, quy chế phục vụ hoạt động chung của công ty; các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động của nhân viên, tư vấn luật thuế giá trị gia tăng.
Thủ tục liên quan đến cơ quan nhà nước: Luật sư sẽ giải đáp những thắc mắc; băn khoăn của doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý khi đăng ký kinh doanh; luật thuế, hợp đồng giữa doanh nghiệp và khách hàng nước ngoài; liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài với chi nhánh tại Việt Nam. Ngoài ra, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhờ luật sư tư vấn giúp công ty giải quyết tranh chấp.
Mọi doanh nghiệp đều sẽ có những tranh chấp; những vấn đề nội bộ hay những tranh chấp về hợp đồng. Để bảo vệ công bằng quyền lợi của các bên theo quy định của pháp luật; việc giải quyết nhanh chóng không đòi hỏi nhiều thời gian; trong trường hợp này vai trò của luật sư tư vấn là rất quan trọng. Luật sư tư vấn pháp lý doanh nghiệp thường được thuê để giải quyết các tranh chấp pháp lý phát sinh trong doanh nghiệp, có 3 loại tranh chấp phổ biến nhất:
Tranh chấp nội bộ: Trong nội bộ doanh nghiệp thường xảy ra tranh chấp giữa các thành viên; nhà đầu tư, việc chiếm giữ tài sản, chính sách và hệ thống; và nhân viên hợp đồng lao động. Tranh chấp với khách hàng: Khách hàng là người sử dụng sản phẩm; dịch vụ do các bên kinh doanh cung cấp. Tranh chấp giữa khách hàng và doanh nghiệp gây thiệt hại cho cả hai bên; đặc biệt là uy tín, danh dự và lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, luật sư tư vấn luôn là người đi đến thống nhất để giải quyết và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
Tranh chấp với cơ quan nhà nước: Đối với cơ quan nhà nước; luật sư tư vấn thường xử lý các vấn đề về hợp đồng kinh tế, thuế, xuất nhập khẩu; vi phạm hành chính, chính sách pháp luật đầu tư; bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác cho doanh nghiệp.
Hạn chế rủi ro pháp lý của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp đã thuê luật sư để tư vấn cho doanh nghiệp kể từ ngày thành lập sẽ đảm bảo rằng mọi thủ tục pháp lý của doanh nghiệp đều tuân theo quy định của pháp luật. Khi được cơ quan nhà nước kiểm tra; doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ bị phạt do vi phạm thủ tục hành chính. Các phương án kinh doanh mới liên quan đến tố tụng nếu được luật sư tư vấn sớm sẽ có giải pháp phù hợp nhất, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện.
Những nội dung cần thiết về công việc mà luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp.
– Tư vấn về pháp luật chung về Doanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp;
– Tư vấn những thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp hiện nay;
-Tư vấn tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp cho các loại hình công ty.
– Tư vấn, các quy định pháp luật về Doanh nghiệp, Kinh doanh – Thương mại…;
– Tư vấn về đặc điểm cơ cấu tổ chức và xây dựng hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
– Tư vấn về quy định pháp luật và thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Tư vấn quy định pháp luật và tư vấn thủ tục chia tách, sáp nhập; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh …;
– Tư vấn giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
– Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp: Cung cấp các pháp luật liên quan đến doanh nghiệp;
– Tư vấn quy định pháp luật, bên cạnh đó cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến các quá trình thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong đó bao gồm giải quyết các vấn đề về lao động, tài chính và đặc biệt là điều lệ công ty cổ phần và các trình tự thực hiện cổ phần hoá;
– Tư vấn và hướng dẫn tổ chức cuộc họp hội đồng thành viên; hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông hội đồng cổ đông;
– Cung cấp dịch vụ dịch thuật cho doanh nghiệp nếu cần.
Quy trình Luật sư tư vấn pháp lý Doanh nghiệp
Quy trình thực hiện dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý Doanh nghiệp tại Luật Hiệp Thành bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Luật sư thu nhận thông tin từ khách hàng về vụ việc mới.
Bước 2: Tư vấn khái quát về các quy định pháp luật Doanh nghiệp liên quan đến nội dung mà khách hàng yêu cầu và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết và các giấy tờ, để thực hiện thủ tục hành chính hoặc giải quyết tranh chấp…
Bước 3: Luật sư sẽ cùng với khách hàng để đồng hành khách hàng; đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước; và một bên của tranh chấp bên cạnh đó tham gia tranh tụng; bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại tòa án.
Luật sư tư vấn pháp lý Doanh Nghiệp là việc luật sư cung cấp những nền tảng pháp lý nhằm định hướng cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Qua dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu thị trường kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý công ty, và kế hoạch hóa chiến lược phát triển lâu dài. Trên cơ sở đó, góp phần giảm thiểu thấp nhất các rủi ro trên nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư…
Lời kết
Trên đây là một vài thông tin về dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý doanh nghiệp tại Luật Hiệp Thành. Mọi thắc mắc và nhu cầu cần tư vấn về dịch vụ, hãy liên hệ ngay đến hotline: 0933 131 886. Bạn cũng có thể truy cập website: https://hiepthanhlawfirm.com/ để tham khảo thêm các chuyên mục kiến thức pháp lý mới nhất; và các dịch vụ khác tại Luật Hiệp Thành.