Công ty Luật TNHH Hiệp Thành – đơn vị cung cấp Dịch vụ pháp lý uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi tới Quý doanh nghiệp thông tin mới nhất về những chính sách mới nổi bật được áp dụng từ tháng 4 năm 2022. 

04 chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 04/2022

Quy định về định mức chi xúc tiến, quảng bá du lịch từ NSNN

Kể từ ngày 09/4/2022, định mức chi xúc tiến, quảng bá du lịch từ Ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 12/2022/TT-BTC, đây là thông tư hướng dẫn nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để từ đó tháo gỡ khó khăn tài chính trong triển khai thực hiện hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. 

Quy định về định mức chi xúc tiến, quảng bá du lịch từ NSNN

Theo đó, Nghị định đã có quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo; bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch đối với doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân về du lịch nói chung. Cụ thể là việc Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp; tổ chức về du lịch một phần kinh phí đào tạo; bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho lao động nghề du lịch. Mức hỗ trợ cho các đối tượng này được tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp; và thời gian học nghề thực tế:

+ Hỗ trợ tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo; đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng. 

+ Mức hỗ trợ tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng; và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng dành cho người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng; và khi đó thì mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí; và thời gian học nghề thực tế. Nếu người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì áp dụng nguyên tắc sau: từ 14 ngày trở xuống được tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.

04 nguyên tắc trong thực hiện nghi lễ đối ngoại

04 nguyên tắc trong thực hiện nghi lễ đối ngoại

Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại có quy định 04 nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại sẽ có hiệu lực từ ngày 10/4/2022. Quy định này có ý nghĩa tạo cơ sở  pháp lý ổn định, lâu dài; đảm bảo việc thực hiện nghi lễ đối ngoại được thống nhất; và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; đáp ứng yêu cầu đối với công tác đối ngoại chuyên nghiệp ngày càng cao.

Nghị định quy định về các nguyên tắc thực hiện gồm có:

Nguyên tắc thứ nhất, đó là quy định về việc phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp; pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế. Đây sẽ là nguyên tắc mà cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại (NLĐN) phải tuân thủ. 

Nguyên tắc thứ hai, thực hiện thống nhất công tác tổ chức nghi lễ đối ngoại trên toàn hệ thống chính trị; bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị; đối ngoại của Đảng và Nhà nước; từ đó khẳng định vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đối với hệ thống chính trị Việt Nam.

Nguyên tắc thứ ba, cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp nghi lễ đối ngoại trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; đồng thời chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục; văn hóa Việt Nam và các nước khách.

Nguyên tắc thứ tư, đối với các trường hợp đặc biệt thì thực hiện theo đề án riêng; và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay thì việc xây dựng; và bổ sung những chính sách mới nổi bật thuộc về đối ngoại; như quy định tại Nghị định 18 là rất cần thiết; và cần phải được áp dụng đúng và hiệu quả.

Quy ước nội dung Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính

Quy ước nội dung Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính

Nội dung báo cáo tổng hợp thông tin tài chính sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BTC về việc quy định Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước (do Bộ Tài chính ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/4/2022).

Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước là loại báo cáo minh họa ảnh hưởng của sự kiện hoặc giao dịch trọng yếu đến thông tin tài chính chưa điều chỉnh của đơn vị với giả định sự kiện đã xảy ra hoặc giao dịch đã được thực hiện tại một ngày trước đó được chọn cho mục đích minh họa theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (khái niệm này được giải thích trong Nghị định 155/2020/NĐ-CP). 

Báo cáo này được lập trên cơ sở giả định hoạt động cơ cấu lại, tách công ty; và đã được hoàn tất trong giai đoạn báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước. Nguyên tắc lập được quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Thông tư. 

Nội dung báo cáo được quy định gồm có:

Một là, Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước;

Hai là, Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước;

Ba là, Thuyết minh báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước;

Quy định về nội dung kiểm tra đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Quy định về nội dung kiểm tra đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là tập hợp các đề xuất được các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn theo hình thức trung hạn và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Xuất phát từ đặc trưng chủ thể của hoạt động đầu tư này mà nhà nước ta luôn chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, bảo đảm cho các dự án được thực hiện đúng pháp luật và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội. 

Mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2022. 

Chi tiết về nội dung kiểm tra

Theo đó, nội dung kiểm tra tổ chức kinh tế; dự án có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Một số nội dung kiểm tra như: Kiểm tra về tiến độ góp vốn điều lệ; tiến độ giải ngân vốn đầu tư đã đăng ký; kiểm tra tình hình góp vốn pháp định (thực hiện đối với ngành; lĩnh vực có quy định vốn pháp định); kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; kiểm tra việc thực hiện các quy định về lao động; quản lý ngoại hối, môi trường, đất đai, xây dựng; phòng cháy chữa cháy và quy định về pháp luật chuyên ngành khác;… 

Liên quan tới nội dung kiểm tra tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài; thì quy định về thẩm quyền giám sát dự án có vốn đầu tư nước ngoài cũng được quan tâm tìm hiểu rất nhiều. Theo quy định tại Thông tư nêu trên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có thẩm quyền giám sát; đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài (ĐTNN); thực hiện giám sát và đánh giá tổng thể đối với dự án có vốn ĐTNN; kiểm tra các dự án có vốn ĐTNN thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội.

Một số thông tin khác về nội dung kiểm tra

Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng có thẩm quyền giám sát và đánh giá đối với các dự án có quy mô lớn; tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội; và các dự án khác theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. 

Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức thực hiện giám sát; và đánh giá tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương; trực tiếp/giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (SKH&ĐT) chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các cấp, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh thực hiện việc giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn ĐTNN trên địa bàn. 

Lời kết

Trên đây là nội dung về các chính sách mới nổi bật sẽ được áp dụng kể từ tháng 04 năm 2022 mà Luật Hiệp Thành đã tổng hợp và gửi tới Quý khách hàng. Nếu có bất kì thắc mắc, khó khăn về mặt pháp lý; hoặc kiến nghị về dịch vụ pháp lý tại Luật Hiệp Thành; Quý khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0942141668; hoặc theo các thông tin liên hệ bên dưới để nhận được tư vấn; và hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *