Quản lý và sử dụng lao động là hoạt động mang tính tất yếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quan hệ lao động, xuất phát từ quyền đối với tài sản của đơn vị nên quyền quản lý; và sử dụng lao động thuộc về người sử dụng lao động. Đây là đặc quyền của người sử dụng lao động dùng để chỉ những hoạt động của người lao động trong việc thiết lập công cụ quản lý lao động theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hiệp Thành xin cung cấp đến Quý Khách thông tin về dịch vụ tư vấn pháp luật quản lý và sử dụng lao động

Tư vấn pháp luật quản lý và sử dụng lao động

Khái niệm, mục đích quản lý và sử dụng lao động

Khái niệm, mục đích quản lý và sử dụng lao động

Quản lý và sử dụng lao động là gì?

Quản lý và sử dụng người lao động là hoạt động của người sử dụng lao động; tác động có tổ chức, có mục đích đối với người lao động trong đơn vị sử dụng lao động; nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 

Mục đích của quản lý và sử dụng lao động 

  • Quản lý và sử dụng lao động nhằm thiết lập trật tự; kỷ cương trong đơn vị sử dụng lao động để sử dụng và bố trí lao động khoa học, hiệu quả. 
  • Từ đó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao, lợi nhuận cao; bảo đảm lợi ích của các bên, nhất là lợi ích của người sử dụng lao động. 

Quy định của pháp luật về công cụ quản lý và sử dụng lao động

Quy định của pháp luật về công cụ quản lý và sử dụng lao động

Quyền quản lý và sử dụng lao động của người sử dụng lao động được pháp luật quy định thiết lập công cụ quản lý sau: 

Ban hành nội quy lao động, quyết định, quy chế 

Ban hành nội quy lao động

Theo quy định của Điều 118 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019; người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động bắt buộc bằng văn bản. Trường hợp đơn vị sử dụng dưới 10 người lao động thì nội quy lao động không nhất thiết bằng văn bản. 

Để tránh việc người sử dụng lao động lạm quyền; vì mục đích lợi nhuận của mình mà đặt ra những quy định khắt khe với người lao động; pháp luật hiện hành đã quy định về nội dung, thủ tục ban hành nội quy. 

Theo đó, quy lao động không được trái pháp luật; và phải bao gồm những nội dung bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 118 BLLĐ năm 2019, cụ thể là:

khoản 2 Điều 118 BLLĐ năm 2019

Ban hành quy chế lao động 

Nhìn chung, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về quy chế. Duy nhất tại Khoản 2 Điều 104 BLLĐ năm 2019 có quy định về quy chế thưởng. Điều đó cho thấy, pháp luật hoàn toàn trao quyền tự chủ trong việc ban hành loại văn bản này trong quá trình quản lý lao động tại đơn vị. 

Xuất phát từ nhu cầu quản lý và sử dụng lao động tại đơn vị; người sử dụng lao động có thể ban hành nhiều loại quy chế. Tuy nhiên, do cơ chế hoạt động cũng như quy mô, công việc của các công ty khác nhau nên quy chế của các công ty khác nhau. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần có quy chế phù hợp với chính doanh nghiệp của mình. 

Ví dụ: Tại Công ty Luật Hiệp Thành, chúng tôi có quy chế thưởng; quy chế đào tạo; quy chế an toàn vệ sinh lao động; quy chế làm việc,… Những quy chế này được xây dựng rõ ràng, phù hợp với công ty, đảm bảo tính công bằng cho người lao động; tạo động lực để người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.

Ban hành quyết định

 Quyết định thường liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân người lao động trong tình huống cụ thể nên người sử dụng không phải tham khảo ý kiến của bất kỳ chủ thể nào trong đơn vị. 

Việc sử dụng quyết định trong trường hợp nào, giải quyết vấn đề gì, nội dung quyết định ra sao, … hoàn toàn do người sử dụng lao động ban hành và chịu trách nhiệm. Điều này vô tình dẫn đến thực trạng sử dụng quyết định sai diễn ra không ít; gây ra hiện tượng tranh chấp, kiện tụng trong quan hệ lao động; dẫn đến tiêu tốn thời gian, giảm uy tín của người sử dụng lao động. 

Do đó, doanh nghiệp nên có bộ phận tư vấn thường xuyên, thẩm định; rà soát lại văn bản nói chung, quyết định của doanh nghiệp nói riêng trước khi được ban hành để đảm bảo tính pháp lý của văn bản, quyết định đó. 

Ký kết thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác

Ký kết thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác

Ký kết thỏa ước lao động

Quy định về thỏa ước lao động tập thể được quy định tại Điều 75 BLLĐ năm 2019. Theo đó, thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận được ký kết bằng văn bản thông qua thương lượng tập thể. 

Các loại hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là cơ sở để người sử dụng lao động thể hiện quyền quản lý lao động của mình tại đơn vị lao động. Hợp đồng lao động cho phép người sử dụng lao động thương lượng với người lao động về quyền; và nghĩa vụ của người lao động. 

Các thỏa thuận khác 

Bên cạnh hợp đồng lao động; các bên còn có những thỏa thuận khác thể hiện trong hợp đồng cho thuê lại lao động; hợp đồng học nghề; hợp đồng thử việc. 

Để hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động; pháp luật đã có quy định nội dung của các hợp đồng này; các hành vi cấm người sử dụng lao động thực hiện đối với người lao động cho thuê lại, người thử việc và người học nghề. 

Trên đây là nội dung tư vấn sơ bộ những vấn đề pháp lý cơ bản về tư vấn pháp luật quản lý và sử dụng lao động. Liên quan đến lĩnh vực lao động, ngoài dịch vụ Tư vấn quản trị và sử dụng lao động, Luật Hiệp Thành cung cấp đến Quý Khách hàng bao gồm nhưng không giới hạn: 

  • Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến lao động;
  • Tư vấn, rà soát, soạn thảo hợp đồng lao động và các văn bản nội bộ;
  • Tư vấn, soạn thảo, đăng ký nội quy lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn, xây dựng hồ sơ, tài liệu, chứng cứ cho khởi kiện vụ án lao động
  • Đại diện cho đương sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự tại Tòa án. 
  • Tư vấn giải quyết những vấn đề khác phát sinh trong lĩnh vực lao động. 

Quý Khách hàng cần tư vấn về dịch vụ vấn pháp luật quản lý và sử dụng lao động cũng như bất kỳ vấn đề pháp lý nào, vui lòng liên hệ:  

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

Địa chỉ: Tầng 6, Số 16/204 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 0933.131.886

Website: https://hiepthanhlawfirm.com/

Email: info@hiepthanhlawfirm.com

  • Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh;
  • Chi nhánh Hải Dương: Số 27 phố Nguyễn Viết Xuân, phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương;
  • Chi nhánh Thái Nguyên: Số 574 đường Lương Ngọc Quyến, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; 
  • Chi nhánh Thanh Hóa: Số 424 Quang Trung, phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa; 
  • Chi nhánh Bắc Giang: số 361, tổ dân phố Trần Hưng Đạo, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; 
  • Chi nhánh Nam Định: số 292 đường Hùng Vương, phường Vị Xuyên, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *