Hiện nay, hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ cũng như “tên tuổi” của mình trên thị trường. Tuy nhiên, không phải tất cả các cá nhân; doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng cũng như hiểu được thủ tục; trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư về tư vấn đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật uy tín là một lựa chọn sáng suốt.
Giới thiệu về dịch vụ pháp lý của luật sư tại Luật Hiệp Thành
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành là tổ chức hành nghề luật sư uy tín với đội ngũ Luật sư; Chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm; đặc biệt trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Luật Hiệp Thành đã xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu cho đông đảo khách hàng trong và ngoài nước; luôn mang tới Quý Khách hàng dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tốt nhất.
Bên cạnh đó, Luật Hiệp Thành còn hỗ trợ Quý Khách hàng trong việc sửa đổi đơn; sửa đổi văn bằng bảo hộ, chuyển nhượng của Quý Khách hàng tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hãy cùng tìm hiểu về nhãn hiệu; dịch vụ pháp lý của Luật sư về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật Hiệp Thành thông qua bài viết dưới đây.
Nhãn hiệu là gì? Bảo hộ nhãn hiệu đem lại những lợi ích nào?
Hiện nay, thuật ngữ nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Theo khoản 16 Điều 4 LSHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”. Như vậy, hiểu một cách đơn giản, “Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác”.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ giúp bạn:
- Bảo đảm cho khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của các công ty khác nhau;
- Giúp các tổ chức, doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ;
- Tạo cơ hội để li – xăng và tạo nguồn thu nhập thông qua phí li – xăng;
- Khuyến khích các cá nhân; tổ chức nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, không lừa dối khách hàng;
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm có:
-
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được đánh máy theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Chứng từ nộp lệ phí nhà nước;
- 05 mẫu nhãn hiệu (mẫu nhãn hiệu phải giống hệt mẫu nhãn hiệu được dán trên tờ khai đơn đăng ký). Kích thước của mẫu nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn có kích thước 80mm x 80mm;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Bên cạnh đó, đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; ngoài các tài liệu trên đây, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần có thêm:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Nếu là nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù; hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm; hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý thì cần thêm bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu.
Ngoài ra, nếu chủ đơn ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; ngoài những tài liệu trên đây, đơn còn bắt buộc có thêm Giấy ủy quyền của chủ đơn; và người thực hiện thủ tục.
Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực hiện như sau:
Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và nhóm sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
- Lựa chọn nhãn hiệu phù hợp là một công việc rất quan trọng. Nhãn hiệu phải đảm bảo các điều kiện pháp lý để được đăng ký bảo hộ.
- Nếu nhãn hiệu gồm một hay nhiều từ thì tốt nhất là phải bảo đảm các từ đó phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm. Điều này giúp khách hàng dễ nhớ nhãn hiệu và phù hợp với mục đích quảng cáo trên phương tiện truyền thông;
- Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký.
- Lựa chọn danh mục hàng hóa, sản phẩm mang nhãn hiệu: Khách hàng cần lựa chọn danh mục hàng hóa; sản phẩm theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu không phải là công đoạn bắt buộc trong thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, tra cứu góp phần đánh giá được nhãn hiệu đó có khả năng được cấp văn bằng bảo hộ hay không; điều này tránh làm mất thời gian của khách hàng trong trường hợp không tra cứu nhãn hiệu; nộp đơn đăng ký và mất thời gian rất dài thẩm định nội dung của đơn nhưng không đem lại kết quả như mong đợi.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Sau khi tra cứu nhãn hiệu và có sự đánh giá về khả năng được cấp văn bằng bảo hộ; chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Thẩm định hình thức của đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thẩm định hình thức của đơn có thời gian thẩm định là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
– Nếu đơn đăng ký đáp ứng các điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo chấp nhận hợp lệ về mặt hình thức của đơn;
– Nếu đơn không đáp ứng đủ các điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị chủ đơn sửa đổi đơn.
Bước 5: Công bố đơn
Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; đơn sẽ được công bố trên trang của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 6: Thẩm định nội dung
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm định nội dung đơn không quá 09 tháng kể từ ngày công bố. Tuy nhiên, thời hạn này thực tế được kéo dài tầm 22 – 24 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Trường hợp văn bằng không đáp ứng điều kiện cấp văn bằng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo cho chủ đơn. Trường hợp đơn đáp ứng được điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thông báo và cấp văn bằng cho nhãn hiệu.
Bước 7: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn cấp văn bằng thường là 2 – 3 tháng kể từ khi ngày chủ đơn hoàn thành tiền nộp lệ phí cấp văn bằng.
Dịch vụ Luật Hiệp Thành cung cấp
Công ty Luật Hiệp Thành cung cấp đến Quý Khách hàng:
- Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu sơ bộ miễn phí;
- Tư vấn điều kiện, thủ tục, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
- Tư vấn xác định nhóm, phân loại nhóm dịch vụ/hàng hóa cho nhãn hiệu của khách hàng để tránh bị từ chối về mặt hình thức; nội dung của đơn đăng ký trong quá trình thẩm định đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
- Nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu;
- Hỗ trợ khách hàng sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
Kết quả của khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ
- Khách hàng được tư vấn, giải đáp những thắc mắc liên quan đến nhãn hiệu; thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
- Khách hàng được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhanh chóng; liên tục được cập nhật tiến độ đăng ký nhãn hiệu;
- Không phát sinh thêm chi phí.
Ngoài dịch vụ Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên đây; Luật Hiệp Thành còn cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp, bao gồm nhưng không giới hạn:
- Luật sư vấn hợp đồng;
- Luật sư tư vấn đầu tư;
- Luật sư tư vấn pháp lý về thuế, bảo hiểm, xuất nhập khẩu;
- Luật sư tư vấn trong lĩnh vực quản trị nội bộ doanh nghiệp;
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng là một trong những đơn vị nổi bật với dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp. Dịch vụ đại diện giải quyết tranh chấp đa dạng và chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
- Tranh chấp trong lĩnh vực thương mại;
- Tranh chấp Sở hữu trí tuệ;
- Tranh chấp Dân sự;
- Tranh chấp Hình sự;
- Tranh chấp Hành chính.
Quý khách hàng cần tư vấn dịch vụ pháp lý của luật sư về tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng như bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có góp ý, khiếu nại về dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi, vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
Địa chỉ: Tầng 6, Số 16/204 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0933.131.886
Email: info@hiepthanhlawfirm.com
- Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh;
- Chi nhánh Hải Dương: Số 27 phố Nguyễn Viết Xuân, phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương;
- Chi nhánh Thái Nguyên: Số 574 đường Lương Ngọc Quyến, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên;
- Chi nhánh Thanh Hóa: Số 424 Quang Trung, phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa;
- Chi nhánh Bắc Giang: số 361, tổ dân phố Trần Hưng Đạo, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
- Chi nhánh Nam Định: số 292 đường Hùng Vương, phường Vị Xuyên, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.